Chương trình đào tạo sư phạm mầm non

Ngày 05/10/2017

Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, chất lượng đời sống được nâng cao, các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến giáo dục chất lượng cao cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời

>>Thông báo tuyển sinh lớp Cao đẳng Dược Hà Nội

>>Học Cao đẳng Điều dưỡng ở đâu?

>>Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017

I. Giới thiệu chương trình sư phạm mầm non
          - Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Sư phạm Mầm non nhằm đào tạo giáo viên Mầm non trình độ trung cấp có kiến thức khoa học, nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất, năng lực và sức khỏe.

            - Sau khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng Trung cấp chính quy ngành Sư phạm mầm non.

          - Đào tạo học sinh có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở, có kỹ năng thực hành về giáo dục mầm non, có khả năng ứng dụng, tổ chức các hoạt động giảng dạy trong các trường mầm non, đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.


II. NHIỆM VỤ CỦA KHOA

          - Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập thông qua phòng Đào tạo trình Hiệu trưởng phê duyệt; Chủ trì việc thực hiện chương trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác đã được phê duyệt trong chương trình, kế hoạch giảng dạy của trường.

            - Liên hệ mời giảng viên, thông qua Phòng đào tạo trình Hiệu trưởng trước khi ký hợp đồng mời giảng; Phối hợp với phòng Đào tạo, Phòng Kế toán Tài vụ tính và thanh toán lương giảng viên theo đúng thời gian quy định.

            - Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy và học.

            - Tổ chức đi thực tế, thực tập cho cán bộ giáo dục và học sinh sinh viên.

Phối hợp cùng phòng Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo các học phần do khoa đảm nhiệm.

            -  Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơsở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

            - Cùng với các Phòng chức năng của trường quản lý học sinh sinh viên trong quá trình đào tạo để nhận xét đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và đề nghị khen thưởng, kỷ luật…

            - Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phòng Công tác chính trị sinh viên, tổ chức các hoạt động xã hội, lao động nghĩa vụ, sinh hoạt tự quản, phòng trào học tập và nếp sống văn minh, lớp tiên tiến cho học sinh sinh viên trong khoa.

            - Tổ chức quản lý điều hành đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh sinh viên theo phân cấp của Hiệu trưởng.


III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

          - Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Sư phạm mầm non(SPMN) được xây dựng nhằm đào tạo giáo viên Mầm non(GVMN) đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các GVMN được đào tạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có kỹ năng tự bồi dưỡng nhân cách và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng sự phát triển của GDMN.

          - Sau khi kết thúc khóa học, học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:

1.Về kiến thức:

- Vận dụng những kiến thức đại cương vào học các môn chuyên ngành, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn GDMN

- Vận dụng những kiến thức chuyên môn để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.

- Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học GDMN ở trình độ Trung cấp để thực hiện tốt công tác chuyên môn.

- Tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ đối với các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp Mầm non.

2. Về kỹ năng:

         Sau khi kết thúc khóa học, học sinh đạt được các kỹ năng sau:

- Giao tiếp với trẻ, biết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển về thể lực và sự hiểu biết của trẻ.

- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.

- Lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế.

- Tổ chức, thực hiện các kế hoạch giáo dục một cách khoa học(thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục - dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ).

- Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh giáo dục.

- Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục.

- Tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hóa GDMN.

- Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học.

- Phân tích, đánh giá hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân.

- Đánh giá, điều chỉnh quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong trường Mầm non.

3. Về thái độ:

         - Trên cơ sở có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, học sinh tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bản thân, có thái độ tốt với trẻ và nghề GDMN. Có ý thức vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng GDMN.

          - Tích cực trong việc rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, rèn luyện phẩm chất người giáo viên Mầm non và có ý thức tiếp tục học lên các chương trình đào tạo ở trình độ cao hơn.

MỌI CHI TIẾT LIÊN HỆ

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Phòng 301 trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao. (trong khuôn viên Trường THPT năng Khiếu TDTT- VĐV cấp cao). Số 36 Lê Đức Thọ - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội.

Điện thoại: 0164.944.2249 ( Thầy Hòa ) || 0983.504.890 ( Thầy Bình )

Đăng ký trực tuyến

Sơ đồ đường đi