Chương trình đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Trung Quốc

Ngày 15/05/2019

Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trình độ cấp 5 HSK (tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

MÃ NGÀNH:              7220204

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-ĐĐ ngày    tháng    năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô)

  1. Thông tin về chương trình đào tạo

– Tên ngành đào tạo:

        * Tiếng Việt:  Ngôn ngữ Trung Quốc

        * Tên tiếng Anh: The Chinese language

– Mã ngành đào tạo:

– Trình dộ đào tạo: Đại học

– Loại hình đào tạo: Chính quy và không chính quy

      – Thời gian đào tạo: Từ  2 đến 3 năm (tùy theo tiến trình tự chọn của người học)

           – Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

        * Tiếng Việt:          Cử nhân ngành Ngôn Trung Quốc

        * Tiếng Anh:          The Degree of  Bachelor in Chinese language

             – Đơn vị đào tạo:        Khoa Ngoại ngữ – Đại học Đông Đô

  1. Mục tiêu đào tạo

          2.1 Mục tiêu chung

          – Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc trình độ cấp 5 HSK (tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu); có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế; có kiến thức về xã hội, văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình

          – Chương trình này đào tạo ra những nhà chuyên môn có sức khỏe, phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản; có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, có kỹ năng và thái độ tại các công ty, cơ quan, xí nghiệp,… mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ.

          2.2. Mục tiêu cụ thể

          2.2.1. Về kiến thức

  1. a) Kiến thức chung trong Đại học Đông Đô
  • vì vậy người học đạt được những kiến thức chung của chương trình đại học. Đã hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản như về chuẩn CNTT theo thông tư 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, những đường lối chính trị, tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê Nin, vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện, hiểu rõ nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.
  • Trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt chuẩn A2 theo Khung tham chiếu Châu Âu. Hiểu được các ý chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc trong các chủ đề về công việc, trường học, giải trí, v.v. Xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi đến nơi sử dụng ngôn ngữ. Viết đơn giản những liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng và hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích cho ý kiến và kế hoạch của mình.
  1. b) Kiến thức chung của nhóm ngành
  • Nắm bắt và áp dụng được những khái niệm cơ bản trong Ngữ âm học từ vựng học tiếng Trung Quốc, phát âm đúng trong việc sử dụng tiếng Trung Quốc.
  • Nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa.
  • Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của ngữ pháp tiếng Trung Quốc, vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn.

            – Nắm vững và sử dụng kiến thức về văn học và văn hoá nói chung của Trung Quốc bao gồm các mặt về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục.

            – Sử dụng tốt tiếng Trung Quốc ở trình độ cấp 5 HSK; có thể vận dụng các kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hoạt động biên phiên dịch và nghiên cứu

  1. c) Kiến thức ngành và bổ trợ
  • Vận dụng các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ biên dịch và phiên dịch phục vụ công tác biên, phiên dịch, các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ quản trị phục vụ các công tác chuyên môn.

          2.2.2. Về kỹ năng

  1. a) Kỹ năng cứng

          * Các kỹ năng nghề nghiệp

  • Có khả năng quản lí thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích và tổng hợp.
  • Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả biên phiên dịch tiếng Trung Quốc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
  • Có kỹ năng nghề nghiệp: nhận thức được quyền của người phiên dịch, đạo đức nghề nghiệp của biên/phiên dịch, hợp đồng, tiền lương, làm quen với các quá trình biên tập khác nhau và tích luỹ trải nghiệm thực tế của nghề biên/phiên dịch qua các loại hình thực tập, tập sự, nhất là vào những năm cuối.
  • Có khả năng áp dụng nền kiến thức rộng kết hợp sâu sắc những khái niệm lý thuyết, áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau.
  • Có khả năng nhận diện và tôn trọng các loại văn bản, quy ước và văn phong của các loại thuyết trình.
  • Có khả năng ghi nhớ thông tin, phát âm, giọng điệu tốt.

         * Khả năng nghiên cứu và tự nghiên cứu

– Hình thành lý luận, giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, vận dụng lý luận, giả thuyết để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn công tác của mình.

– Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác. Hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.

  • Có khả năng tự chủ trong giải quyết vấn đề; khả năng nhận diện và giải quyết vấn đề; khuyến khích sáng tạo và tự tin khi làm việc.

          * Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

  • Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện trong công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.
  • Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc, có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế sử dụng các thông tin thu được vào công tác biên phiên dịch tiếng Trung Quốc.

– Sáng tạo và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, học tập suốt đời, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế.

– Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc.

  1. b) Kỹ năng mềm

        * Kỹ năng cá nhân

Chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc; quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; thích ứng với sự phức tạp của thực tế; tự đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.

        * Kỹ năng làm việc nhóm

– Hình thành nhóm làm việc hiệu quả; vận hành và phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm (quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp các cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp…), làm việc trong các nhóm khác nhau.

– Có khả năng chỉ đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp.

        * Kỹ năng giao tiếp

  • Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói như trao đổi hay thuyết trình, truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và viết.
  • Có khả năng áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng.
  • Giao tiếp được bằng tiếng Trung Quốc với trình độ cấp 5 HSK, tương đương C1 theo Khung tham chiếu Châu âu.
  • Giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác với trình độ tương đương A2 trở lên.

          2.2.3. Về phẩm chất đạo đức

          * Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Xác định rõ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Có phong cách và lối sống lành mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng.
  • Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
  • Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.

      * Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; hành vi chuyên nghiệp, tự tôn dân tộc. Say mê trong công việc, tích cực trau dồi kiến thức, khám phá thực tiễn.
  • Đảm bảo tính liêm chính, công bằng, vô tư, không phân biệt đối xử trong công việc, tiến hành nhiệm vụ.
  • Đảm bảo bí mật thông tin của đối tác và bí mật thông tin của cơ quan; có thái độ đúng và hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ; có tính kiên trì, say mê công việc, có hành vi chuyên nghiệp; thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
  • Ứng xử tốt thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.

      * Phẩm chất đạo đức xã hội

Xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học, có nghĩa vụ tham gia các hoạt động, phong trào,… của địa phương nơi cư trú.

          2.2.4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

* Định hướng về công tác văn phòng hay quản trị:

– Nhân viên quản trị văn phòng: có khả năng làm việc trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh, hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến quản lý và điều hành công việc văn phòng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

 – Nhân viên tham gia đề án, dự án: có khả năng làm việc trong các văn phòng đề án, dự án của các công ty trong nước và nước ngoài, văn phòng các ban ngành, cơ quan nhà nước; tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng, lập kế hoạch, chương trình làm việc của đề án, dự án; theo dõi tiến độ thực hiện; xử lý các vấn đề phát sinh liên quan, đặc biệt là các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Trung Quốc.

– Nhân viên điều hành du lịch: có khả năng làm việc trong các văn phòng, đại lý du lịch, trực tiếp điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước; có thể xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và điều phối hướng dẫn viên cho các tour du lịch; giữ liên lạc với các đối tác để thực hiện các tour du lịch cho lữ khách trong và ngoài nước; khai thác và tìm kiếm đối tác để chọn lựa được những đối tác cung cấp dịch vụ tốt nhất; hỗ trợ cập nhật thông tin xây dựng các sản phẩm du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu điều hành phục vụ công tác chuyên môn, có khả năng phụ giúp và hỗ trợ một số công tác chuyên ngành hay giao tiếp đòi hỏi khả năng đọc-viết, nghe-nói tiếng Trung Quốc.

– Có khả năng làm việc trong các phòng kinh doanh, bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; có khả năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, xử lý văn bản tốt khi sử dụng bằng tiếng Trung Quốc, hỗ trợ bán hàng, hỗ trợ quản lý thị trường; xây dựng và khai thác thị trường mới.

– Có khả năng làm thư kí văn phòng, trợ lí đối ngoại làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, xử lí các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Trung Quốc.

* Định hướng ngôn ngữ học ứng dụng:

– Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc định hướng ngôn ngữ học ứng dụng có thể đảm nhận các vị trí như: cán bộ giảng dạy ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Trung Quốc và ngôn ngữ khác, cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên ngành ngôn ngữ, ngôn ngữ học ứng dụng, cán bộ phụ trách báo chí truyền thông tại các cơ quan, ban ngành trung ương và địa phương. Ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp ngành này còn có thể làm tư vấn cho các chương trình truyền hình, biên tập viên cho các tạp chí, báo, nhà xuất bản song ngữ và làm việc tại các cơ quan kinh doanh, tổ chức sự kiện.

– Cử nhân tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Trung Quốc có thể đảm nhiệm việc giảng dạy tiếng Trung Quốc sau khi hoàn tất khóa học nghiệp vụ sư phạm, hoặc học liên thông ngang (chương trình 2) ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc.

  1. Hình thức tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
    a. Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau:

          – Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học theo hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành.

          – Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học theo hệ không chính qui.
         b. Hình thức thi:

          – Những người không thuộc diện miễn thi nêu tại điểm a mục 3 trên và những người đăng ký học hệ chính qui và không chính qui phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành Ngôn ngữ Anh.

  1. Thời gian đào tạo

          – Theo chương trình chuẩn: 2 năm (4 học kỳ chính).

          – Thời gian tối đa để hoàn thành chương trình: 03 năm (06 học kỳ).

  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

           Theo Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 408/QĐ-ĐHTN ngày 22/4/2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc ban hành “Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Đại học Thái Nguyên”.

  1. Thang điểm

          Theo Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 408/QĐ-ĐHTN ngày 22/4/2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc ban hành “Quy định về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Đại học Thái Nguyên”.

  1. Khối lượng kiến thức toàn khóa

          Tổng 70 tín chỉ

  1. Nội dung chương trình

          8.1. Nhóm môn học giáo dục đại cương bắt buộc

                   – Bắt buộc: 0 tín chỉ

                   – Lựa chọn:  06 tín chỉ

          8.2. Nhóm môn học giáo dục cơ sở

                   – Bắt buộc: 59 tín chỉ

          8.3. Nhóm môn học giáo dục chuyên ngành

                   – Bắt buộc: 6 tín chỉ

                   – Lựa chọn: 00 tín chỉ

          8.4. Khung chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy dự kiến:

Tổng số tín chỉ tối thiểu: 71 tín chỉ

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình

          Chương trình được xây dựng theo học chế tín chỉ và được áp dụng từ năm học 2018 – 2019 đối với sinh viên dự tuyển vào đại học văn bằng 2, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Khoa Ngoại ngữ – Đại học Đông Đô. Sinh viên thực hiện việc lựa chọn tiến độ học tập, đăng ký môn học theo học kỳ căn cứ vào khả năng của bản thân, điều kiện của môn học, quy chế đào tạo và theo hướng dẫn của Khoa. Trong trường hợp có môn học được thay thế bằng 1 môn học khác tương đương, sinh viên được thông báo vào đầu năm học trước khi áp dụng môn học thay thế.

  1. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC HỌC PHẦN

1 -2. Ngoại ngữ 2 (4 học phần): 12 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Đã học ngoại ngữ ở phổ thông

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

3. Ngôn ngữ học đối chiếu Việt – Trung 2 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt, Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ học đối chiếu, có khái niệm sơ lược về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt – Trung, hướng sinh viên ứng dụng những hiểu biết về bộ môn vào việc giảng dạy và nghiên cứu.

4. Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1: 4 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức thực hành ngữ âm tiếng Trung Quốc cơ bản, làm nền tảng cho việc học tiếng Trung Quốc: phát âm, cách đọc, viết phiên âm. Mỗi bi trong học phần đều có cấu tạo gồm các phần: từ, bài khóa, ngữ pháp, chú thích và viết chữ Hán. Học phần trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng những câu đơn giản thường dùng trong sinh hoạt, học tập và các câu thường dùng trên lớp. Học phần cung cấp cho sinh viên những điểm ngữ pháp cơ bản và lượng từ vựng cơ bản.

5. Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2: 4 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1

Học phần nối tiếp học phần Tiếng Trung Quốc 1A, cung cấp cho sinh viên thêm vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở mức độ sơ – trung cấp; chú trọng trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng, bổ sung các tri thức văn hóa xã hội cho sinh viên.

6. Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3: 4 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2

Học phần cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng ở trình độ sơ – trung cấp và những cấu trúc ngữ pháp tương đối đặc biệt sử dụng trong văn viết, đồng thời bổ sung kiến thức văn hóa xã hội thông qua một số đề tài về giáo dục, nghề nghiệp, hôn nhân gia đình, kinh tế, pháp luật, đạo đức, văn hóa, giao thông, sức khỏe, môi trường, … để tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ. Nội dung các bài học ở phần này đã chú ý đến sự giống nhau và khác nhau giữa 2 hệ thống ngôn ngữ, cũng như hai nền văn hóa Trung – Việt, bài khóa được biên soạn theo các chủ điểm và thể văn khác nhau có độ dài vừa phải. Đây là học phần chuyển tiếp lên chương trình trung cấp.

7. Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4: 4 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3

Học phần được xây dựng theo kết cấu thống nhất với chương trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3. Chủ đề các bài học mang nội hàm văn hóa, có sự phân chia rõ ràng trong các bài đọc thêm theo hướng rèn luyện kỹ năng đọc, nghe, nói; chú trọng rèn luyện cho sinh viên tăng cường kỹ năng giao tiếp, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, bổ sung kiến thức văn hóa xã hội thông qua các đề tài về giáo dục, nghề nghiệp, hôn nhân gia đình, kinh tế, pháp luật, đạo đức, văn hóa, giao thông, sức khỏe, môi trường.

8. Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5 4 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần tiếp tục củng cố tăng cường kỹ năng ngôn ngữ, nâng cao kỹ năng biểu đạt ngữ đoạn, kỹ năng đọc nhanh, bổ sung kiến thức văn hóa – xã hội; cung cấp cho sinh viên lượng từ vựng ở trình độ trung – cao cấp; giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp thường xuất hiện trong văn viết, bài khóa tương đối dài với nội hàm văn hóa nâng cao rõ rệt.

9. Kỹ năng nghe 1: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần rèn luyện kỹ năng nghe cơ bản cho sinh viên, hình thành cho sinh viên Kỹ năng nghe ngữ âm chuẩn của tiếng Trung Quốc, giúp sinh viên hình thành phản xạ nghe hiểu giọng của người bản xứ, cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng cơ bản nhất và các cấu trúc ngữ pháp đơn giản thường gặp. Nội dung bài nghe gồm phần ngữ âm, từ vựng cơ bản, những câu ngắn thông dụng nhất xoay quanh những vấn đề sinh hoạt hàng ngày.

10. Kỹ năng nghe 2: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng nghe 1

Học phần rèn luyện khả năng nghe giọng chuẩn của người bản xứ đồng thời cung cấp thêm cho sinh viên khoảng 300 từ vựng mới và những cấu trúc ngữ pháp thông dụng. Nội dung bài nghe bao gồm những vấn đề sinh hoạt hàng ngày, kiến thức xã hội.

11. Kỹ năng nghe 3: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng nghe 2

Học phần rèn luyện khả năng nghe giọng chuẩn của người bản xứ với tốc độ nhanh, cung cấp thêm cho sinh viên khoảng 300 từ vựng mới. Học phần rèn luyện kỹ năng nghe – nhớ ngữ đoạn, khả năng nghe – đoán câu tương đối dài, cấu trúc ngữ pháp phức tạp.

12. Kỹ năng nói 1: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1

Học phần giới thiệu cho sinh viên hệ thống ngữ âm chuẩn, rèn luyện phát âm và chỉnh âm chuẩn; cung cấp cho sinh viên một số từ vựng cơ bản, giúp sinh viên hình thành phản xạ nghe – nói, bước đầu hình thành kỹ năng khẩu ngữ cơ bản, có thể tiến hành những đối thoại cơ bản trong giao tiếp hàng ngày một cách lưu loát.

13. Kỹ năng nói 2: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng nói 1

Học phần trang bị cho sinh viên khả năng diễn đạt mạch lạc một vấn đề bằng tiếng Trung Quốc theo các chủ đề thường nhật; cung cấp cho sinh viên thêm vốn từ và các cấu trúc ngữ pháp đặc trưng của văn nói; rèn luyện cho sinh viên phản xạ sử dụng tiếng Trung một cách tự nhiên và lưu loát trong giao tiếp hàng ngày.

14. Kỹ năng nói 3: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng nói 2

Học phần cung cấp cho sinh viên vốn từ và cấu trúc thường dùng trong văn nói, bước đầu rèn luyện kỹ năng trình bày một vấn đề cho sinh viên, rèn luyện cho sinh viên khả năng kết hợp từ ngữ, vận dụng sáng tạo tiếng Trung Quốc trong giao tiếp, rèn luyện tư duy, nâng cao khả năng biểu đạt. Học phần cung cấp cho sinh viên khoảng 300 từ vựng mới, chú trọng đến phần từ vựng cao cấp, bao quát các vấn đề giao tiếp có nội dung tương đối phức tạp hơn về cuộc sống, học tập, công tác, xã hội.

15. Kỹ năng đọc 1: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2

Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng nhận biết nhanh chữ Hán, cung cấp cho sinh viên một số từ vựng thường dùng, rèn luyện khả năng phân biệt chữ gần hình, chữ nhiều nghĩa, chữ nhiều âm đọc; cung cấp khoảng 500 từ vựng thường dùng và các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

16. Kỹ năng đọc 2: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng đọc 1

Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc hiểu, đọc nhanh và chọn lọc thông tin trong nội dung, củng cố và cung cấp thêm một lượng từ vựng và kết cấu ngữ pháp cho sinh viên; rèn luyện kỹ năng đọc từ, ngữ, đoạn và nắm nội dung bài theo tư duy logic. Chủ đề bài đọc tập trung vào các vấn đề thường nhật trong cuộc sống.

17. Kỹ năng đọc 3: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng đọc 2

Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc hiểu, đọc nhanh và chọn lọc thông tin trong nội dung bài đọc, củng cố những từ vựng đã học, cung cấp thêm cho sinh viên khoảng 300 từ mới. Chủ đề bài đọc tập trung vào các vấn đề sinh hoạt đời sống.

18. Kỹ năng viết 1: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3

Học phần rèn luyện kỹ năng biểu đạt văn bản cho sinh viên, cung cấp cho sinh viên phương pháp và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng viết các mẫu câu đơn giản, khả năng diễn đạt bằng văn nói. Học phần cung cấp cho sinh viên khoảng 350 từ vựng mới, một số mẫu câu chuyên dụng trong các loại văn bản thông thường, chú trọng tính thực dụng và khả năng thao tác thực tế.

19. Kỹ năng viết 2: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng viết 1

Học phần rèn luyện cho sinh viên kỹ năng biểu đạt bằng câu, đoạn dài, kỹ năng trình bày các vấn đề phức tạp bằng văn bản. Học phần đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện khả năng trình bày một chủ đề, khả năng diễn đạt logic và vận dụng từ ngữ, cấu trúc văn viết cho sinh viên.

20. Kỹ năng viết 3: 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng viết 2

Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng viết văn bản chuyên ngành, khả năng trình bày một vấn đề khoa học, khả năng diễn đạt văn viết với các cấu trúc và từ ngữ văn viết ở mức độ trung – cao cấp.

21. Giao tiếp thương mại cơ bản 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần trang bị cho sinh viên khả năng biểu đạt lưu loát trong các tình huống giao tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại; học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu, các bước đàm phán thương mại, tích lũy kiến thức kinh nghiệm và trau dồi nghệ thuật ngôn từ trong đàm phán thương mại; cung cấp cho sinh viên 400 từ ngữ và 30 mẫu câu thường dùng trong đàm phán thương mại, bước đầu tiếp xúc với các chủ đề thường gặp trong giao tiếp thương mại.

22. Dịch thương mại cơ bản 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về biên phiên dịch văn bản và phiên dịch khẩu ngữ trong lĩnh vực thương mại, trang bị cho sinh viên khả năng sử dụng từ ngữ chuyên ngành thương mại, kỹ năng cơ bản về biên phiên dịch văn bản cũng như khẩu ngữ chuyên ngành thương mại.

23. Văn ứng dụng 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về thư tín văn phòng, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên ngành, có thể viết được nhiều dạng văn bản chuyên dùng trong văn phòng cũng như hành chính sự nghiệp như: quy định và quy chế, bản kế hoạch, báo cáo điều tra thị trường, đơn xin việc, bản tin, quảng cáo sản phẩm, đơn khiếu nại, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế bằng tiếng Trung Quốc.

24. Dịch nói cơ bản 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng cơ bản về dịch nói Trung – Việt, Việt – Trung, chú trọng rèn luyện cho sinh viên khả năng phán đoán, khả năng giải quyết các tình huống thông thường trong quá trình dịch; cung cấp cho sinh viên những tri thức cần thiết để cảm nhận mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình dịch.

25. Kỹ năng nghe HSK trung cấp 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng nghe 3

Học phần bổ trợ cho các học phần nghe, trang bị cho sinh viên kỹ năng nghe để tham gia kỳ thi Trình độ Hán ngữ quốc tế (HSK) ở mức độ trung cấp.

26. Kỹ năng đọc HSK trung cấp 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Kỹ năng đọc 3

Học phần bổ trợ cho các học phần đọc, trang bị cho sinh viên kỹ năng đọc để tham gia kỳ thi Trình độ Hán ngữ quốc tế (HSK) ở mức độ trung cấp.

27. Ngữ pháp HSK trung cấp 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức ngữ pháp thực hành, trang bị cho sinh viên kỹ năng giải bài ngữ pháp để tham gia kỳ thi Trình độ Hán ngữ Quốc tế (HSK).

28. Lý thuyết dịch 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức lý luận từ cơ bản đến nâng cao của chuyên ngành biên phiên dịch; trang bị cho sinh viên khả năng phân tích, phán đoán, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, …; trang bị cho sinh viên năng lực tư duy ngôn ngữ; khả năng ứng dụng lý luận vào thực tiễn biên phiên dịch trong các lĩnh vực khác nhau

29. Lý thuyết tiếng 3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức lý thuyết tiếng chuyên sâu, nhất là về ngữ pháp hiện đại; hệ thống hóa kiến thức lý thuyết tiếng, hướng dẫn sinh viên áp dụng lý thuyết tiếng vào thực tiễn và nghiên cứu.

Đăng ký trực tuyến

Sơ đồ đường đi